Lễ Hội ở Phú Yên - Miền đất đậm đà bản sắc

Lễ Hội ở Phú Yên - Miền đất đậm đà bản sắc

April 04,2018 Cẩm nang du lịch

Lễ hội là một trong những nét văn hóa truyền thống tốt đẹp của người Việt Nam được lưu giữ đến ngày hôm nay, thể hiện được những nét văn hóa riêng việt của từng vùng miền khác nhau. Khi đi chuyến du lịch Phú Yên 4 ngày 3 đêm bạn không chỉ dừng chân tham quan danh lam thắng cảnh nơi đây mà còn được hòa mình vào những lễ hội ở Phú Yên truyền thống vô cùng thú vị, mang nét đặc trưng riêng của phố biển xinh đẹp này.

1. Lễ hội cầu ngư

Lễ hội cầu ngư là lễ hội nổi tiếng và có từ rất lâu tại mảnh đất Phú Yên. Lễ hội này được tổ chức tại nhiều huyện ven biển như huyện Sông Cầu, huyện Tuy An, Tuy Hòa và thị xã Tuy Hòa. Xung quanh các huyện chài ven biển cũng rất quan tâm tới nghi lễ này, đây cũng là lí do làng chài Phú Yên có tới 50 lăng thờ cá ông khác nhau.

Nghi thức của lễ hội được chia làm 2 phần: phần lễ và phần hội. Phần lễ thường được diễn ra tại khu vực nơi trang nghiêm như điện thờ của làng, xã. Có rất nhiều nghi thức trang trọng được tổ chức như lễ cúng vật phẩm cho cá ông, lễ đọc văn tế và hoạt động ngoài trời có nhiều tiết mục văn nghệ, múa thiêng, hò hoặc hát khứ lễ diễn ra trong thời gian của buổi lễ.

Riêng phần hội chủ yếu là thời gian của bữa tiệc mời khách, bài hát bội cổ truyền cũng như trò chơi dân gian đậm chất không khí hội tại Việt Nam. Có thể nói, hội Cầu ngư được người dân quan tâm, biết tới như thời gian để gặp gỡ,trò chuyện và tham dự vào sinh hoạt của dân địa phương.

lễ hội phú yên
Lễ cầu ngư

2. Lễ hội đầm Ô Loan

Ngày 7/1 Âm lịch là thời gian tổ chức hội đầm Ô Loan tại Phú Yên. Lễ hội diễn ra để thờ các vị thần lớn như thần Biển, thần Đầm, thần Sông. Đây cũng là lễ hội mang đậm nét đặc trưng riêng của văn hóa người dân sông nước Tuy An.

Không khí lễ hội mang lại sự gần gũi, náo nhiệt khi có rất nhiều trò chơi dân gian diễn ra như đua thuyền, quăng chài đánh cá, bơi bộ, hát bội, vật võ, lắt thúng chai… Bên cạnh đó, tiếng nhạc cụ truyền thống luôn vang lên suốt thời gian tổ chức lễ như tiếng trống, kèn, đàn cò… tạo bầu không khí vô cùng sôi động, gần gũi giữa những người tham gia. Thời gian tổ chức chỉ trong 1 ngày nhưng lễ hội đầm Ô Loan luôn hấp dẫn khách tham quan mỗi dịp đi tour du lịch Quy Nhơn Phú Yên đúng dịp hội diễn ra.

3. Hội đua ngựa ở An Xuân

Hội đua ngựa tại An Xuân tổ chức vào mùng 6 tháng Giêng mỗi năm để tưởng nhớ cũng như khơi gợi lại tinh thần thượng võ, thể hiện được ý chí quật cường và sức mạnh phi thường của con người. Địa điểm hội diễn ra các cuộc thi tại thảm cỏ diện tích rộng, bằng phẳng. Những nhân vật được hóa thân thành chàng kị sĩ oai hùng, ăn mặc uy nghiêm ngồi trên lưng ngựa. Sau tiếng báo hiệu của tù và, các chàng kỵ sĩ sẽ phi ngựa nhanh về phía trước. Khi có cơ hội tham gia lễ đua ngựa này bạn sẽ thực sự cảm nhận được sức mạnh cũng như ý chí của người dân nơi đây nói riêng và người Việt Nam nói chung.

lệ hội phú yên
Hội đua ngựa An Xuân

4. Lễ bỏ mạ

Gắn liền với ngày lễ bỏ mạ là ngày dựng xong nhà mộ. Lễ hội này là một trong những nét văn hóa đặc sắc của riêng người dân tộc miền núi ở Phú Yên. Phần lễ và phần hội của vùng này khá khác biệt. Phần hội có nhiều hoạt động diễn ra như ca hát, nhảy múa, đánh cồng chiêng, kể khan…góp phần tạo nên không khí cho lễ hội. Mọi người ở mọi nơi đều có thể tham gia vào lễ hội.

Xem thêm: Những địa điểm du lịch đẹp nhất ở Phú Yên

5. Hội bài chòi

Được tổ chức vào dịp Tết Nguyên đán, nhân dân thường tổ chức Hội bài chòi. Người ta dựng 9, 11 hoặc 13 chòi trên một khu đất rộng. Người điều khiển Hội bài chòi là một nghệ nhân dân gian, gọi là “anh Hiệu” có khả năng linh hoạt thu hút người chơi. Hội bài chòi là một hình thức diễn xướng dân gian phổ biến ở Nam Trung Bộ nói chung và Phú Yên nói riêng.

lê hội phú yên
Hội bài chòi - Di sản văn hóa thế giới

6. Lễ hội mùa

Những tiếng chiêng, tiếng cồng, tiếng nhạc cụ như trống, kèn hòa vào điệu nhảy múa sẽ cho bạn sự thích thú đặc biệt khi có dịp tham gia. Tục lệ uống rượu thâu đêm trong những ngày lễ cũng là điểm khác biệt của lễ hội mùa. Thời gian lễ diễn ra, không có sự chỉ định thứ tự theo từng hộ gia đình nhưng người dân ở đây đều biết trông nhau, tự tổ chức theo đúng nghi thức thứ tự của từng nhà.

7. Lễ hội Đền Lương Văn Chánh

Được tổ chức vào ngày 6 tháng 2 thôn Long Tường, xã Hòa Trị, huyện Phú Hòa. Mục đích của lễ hội để tưởng nhớ công lao của vị Lương Văn Chánh đã có công ổn định vùng đất từ đèo Cù Mông đến đèo Cả. Ông được người dân Phú Yên tôn thờ làm Thành Hoàng, và hương khói thờ cúng ông tại thôn Phụng Tường. Lễ hội với nhiều hoạt động như: lễ dâng hương, hát bài chòi, các trò chơi dân gian…

Khi đi tour du lịch Hà Nội Quy Nhơn Phú Yên vào dịp lễ hội sẽ cho bạn trải nghiệm hoàn toàn mới, bên cạnh vẻ đẹp thiên nhiên, lễ hội cũng là điểm thu hút khách du lịch rất lớn trong nhiều năm qua.

Tham khảo ngay:

Từ Quy Nhơn đi Phú Yên bao nhiêu km?

Thong ke

Tin liên quan

Liên hệ