|Du lịch Hà Giang| Dinh thự vua Mèo Vương Chí Sình - Chuyện bây giờ mới kể

|Du lịch Hà Giang| Dinh thự vua Mèo Vương Chí Sình - Chuyện bây giờ mới kể

September 21,2018 Cẩm nang du lịch

Trong hành trình du lịch Hà Giang khám phá vùng đất địa đầu Tổ quốc, có một điểm đến du khách không thể bỏ lỡ, đó là dinh thự Vua Mèo có tuổi đời gần 100 năm. Công trình này do chính người anh hùng của tộc Mèo - Vương Chính Đức thuê thợ giỏi và hàng vạn nhân công xây dựng trong 9 năm, tốn 15 vạn đồng bạc trắng Đông Dương, tương đương 150 tỷ đồng.

Dinh thự Vua Mèo - du lịch Hà Giang
Đường vào dinh thự họ Vương

Giới thiệu khái quát về dinh thự nhà Vương

Với tổng diện tích gần 3.000 m2, dinh thự được khởi công xây dựng năm 1919, hoàn thành vào năm 1928. Vương Chính Đức (1865 - 1947) là người duy nhất được đồng bào người Mông nơi đây suy tôn là thủ lĩnh và chính thức cai quản 4 huyện Quản Bạ, Yên Minh, Mèo Vạc, Đồng Văn.

Cụ Vương Chính Đức cùng thầy phong thủy xem xét kĩ lưỡng khu vực 4 huyện cụ đang cai quản để chọn địa thế đất. Cuối cùng, thôn Sà Phìn được chọn làm điểm dừng chân. Giữa thung lũng Sà Phìn có một khối đất nổi lên cao như hình mui con rùa, tượng trưng cho thần kim quy. Cụ tin rằng nếu xây dựng dinh thự tại đây thì sự nghiệp sẽ phát triển, tương lai hưng vượng. 

Dinh thự Vua Mèo - du lịch Hà Giang
Cổng chính dịnh thự Vua Mèo

Thời điểm xây dựng dinh thự, nơi đây chưa hề có máy móc, đường sá thì hiểm trở vô cùng. Do đó, dinh thự hoàn toàn do sức lực đồng bào người Mông ở đây làm thủ công. Tất cả các vật liệu đá của dinh thự do chính người dân nơi đây đục đẽo bằng tay rồi vận chuyển những tảng đá cách thôn Sà Phìn 7 km để xây nhà.

Tổng chi phí xây dựng công trình đồ sộ này lên đến 15 vạn đồng bạc trắng Đông Dương của Pháp, tương đương với 150 tỷ đồng tiền Việt Nam lúc bấy giờ.

Xem thêm: Du lịch Hà Giang mùa nào đẹp nhất?

Kiến trúc độc đáo của dinh thự nhà Vương

Bao quanh khu dinh thự là dãy núi cao, tạo nên địa thế hình vòng cung ôm lấy toàn bộ dinh thự. Trong những năm Pháp bắt đầu xâm chiếm đất Đồng Văn, ở trên các đỉnh núi này, Cụ Đức cũng cho xây dựng lô cốt có lính canh bảo vệ, mục đích chính là để bảo vệ nhà của cụ. Rất may thời đó, người Pháp cũng chưa bao giờ xâm nhập tới đây mà chỉ mới chiếm khu Đồng Văn, Quản Bạ.

Dinh thự có cấu trúc gồm 3 khu: Tiền, Trung, Hậu với 64 phòng dành cho 100 người ở. Lối kiến trúc của ngôi nhà có sự pha trộn giữa ba nền văn hóa: H'Mông, Trung Quốc và Pháp

Dinh thự Vua Mèo - du lịch Hà Giang
Họa tiết trạm khắc tinh xảo

Ở trước khu tiền, có hay chân trụ đá sáng bóng làm từ chính những đồng bạc trắng Đông Dương. Để chế tác được một chân cột đá như thế, cụ Vương Chính Đức đã phải bỏ ra 900 đồng bạc trắng Đông Dương, tương đương với 1 tỷ đồng tiền Việt Nam. Đó chỉ mới là tiền đánh bóng, chưa kể tiền đục đẽo, vận chuyển hai chân cột đá từ tỉnh Tứ Xuyên (Trung Quốc) về Đồng Văn. 

Ở giữa khu Tiền và Trung có một sàn gỗ, chính là khu vực xét xử của cụ Đức. Hồi đó, mỗi lần lên triều, cụ Đức sẽ mặc mũ áo xử án như quan bao công, lúc bấy giờ là quan chi huyện, ngồi ở giữa sàn, có bàn ghế xử án còn kẻ phạm tội sẽ phải quỳ ở dưới sân.

Khu Trung cung còn lưu giữ rất nhiều bức ảnh của gia tộc họ Vương, cũng là nơi thờ cúng tổ tiên. Cụ Vương Chính Đức từng có 3 bà vợ nhưng trong những bức ảnh chỉ có bà cả và bà ba, bà vợ hai không có mặt trong bức ảnh gia tộc họ Vương vì không sinh được con trai nên không được gia đình nhắc đến trong dòng họ

Tầng 2 khu Hậu cung là phòng ở của cụ Đức, phía đối diện là phòng ở của con trai Vương Chính Sình. Kèm theo hai góc trong cùng là hai lô cốt, được xây ở vị trí cao nhất của tòa nhà dành cho lính canh gác bảo vệ ở hai bên.

Dinh thự Vua Mèo - du lịch Hà Giang
Các gian phòng của dinh thự nối tiếp nhau

Trong tour du lịch Hà Giang mùa hoa tam giác mạch cùng Tiên Phong Travel, không ít du khách trầm trồ trước sự bảo tồn của dinh thự vua Mèo, qua bao thăng trầm lịch sử vẫn cơ bản giữ được nét những nét xưa cũ, chỉ duy có hệ thống sàn nhà gỗ đã bị cạy phá, chỉ còn trơ nền đất do thời điểm chiến tranh, nhà cụ Đức bị nghi chôn cất tài sản dưới nền nhà. 

Năm 1993, khu dinh thự nhà Vương được Nhà nước công nhận là Di tích quốc gia. Năm 2004, gia đình họ Vương quyết định cống hiến dinh thự này cho Nhà nước bảo tồn và kể từ đó chính thức trở thành địa điểm tham quan cho khách du lịch. 

Xem thêm: Du lịch Hà Giang cần chuẩn bị gì?

Những câu chuyện lịch sử về Vua Mèo Vương Chính Sình 

Vương Chí Sình sinh năm 1886, tên thuở nhỏ là Vàng Seo Lử, là một trong ba người con trai của Vương Chính Đức. Vốn sẵn tư chất thông minh, ngày ngày Vàng Seo Lử đến cắt cỏ ngựa cho một sĩ quan Pháp gần nhà để học thêm tiếng Pháp. Lớn hơn một chút, ông được bố cho sang Trung Quốc học tiếng Hán. Nhờ thông thạo hai ngoại ngữ, khi về nước, ông mở cửa hàng buôn bán tạp hóa, dầu hỏa, vải vóc, thuốc phiện ở Phó Bảng (Hà Giang). Ông mua thêm chức lý trưởng của Pháp để gây thanh thế. Vương Chí Sình còn đem thuốc phiện và các loại lâm thổ sản về Hà Nội, Hải Phòng để bán rồi mua vải vóc, dầu hỏa, đá lửa, đồ dùng sinh hoạt đem về Hà Giang. Ông mua ngôi nhà ở số 22 phố Hàng Đường (Hà Nội) làm nơi trung chuyển hàng hóa. Việc buôn bán và thanh thế của ông ngày càng mở rộng.

Vương Chính Đức có 5 người vợ trong đó người được ông quý nhất bà ba, đó cũng là người phụ nữ được đồng bào Mông nhắc tới nhiều nhất. Bà có bố là người Quảng Đông (Trung Quốc), mẹ là người Hà Đông, Hà Nội. Bà ba là cánh tay phải giúp Vương Chí Sình quản lý chi tiêu cũng như xuất kho bán ra nước ngoài, trợ giúp ông phiên dịch tiếng Trung, tiếng Pháp. Vương Chính Sình từng tặng riêng cho bà một dinh thự để sống và làm việc tại thị trấn Phó Bản. Ngôi nhà được xây dựng theo kiến trúc của Nhật, nhỏ hơn khu này một chút, song đến nay không còn nữa do bị Trung Quốc bắn phá vào năm 1979.

Dinh thự Vua Mèo - du lịch Hà Giang
Hinh ảnh gia tộc họ Vương

Đầu năm 1937, nghe tin Vương Chính Đức bị Pháp bắt, Vương Chí Sình bí mật về Hà Nội tìm thuê luật sư cứu cha. Ông làm quen và bỏ ra 800 đồng Đông Dương nhờ cậy nhà quý tộc Pháp Andre de Laborde de Monpezat, đồng thời là Trưởng phòng nhì Bộ Tổng tham mưu Pháp (cơ quan tình báo quốc phòng hải ngoại Pháp).

Tận dụng mối quan hệ trong giới chính trị và quý tộc, Andre de Laborde de Monpezat quay về Pháp gõ cửa nhiều nơi trong chính phủ và Bộ Thuộc địa Pháp. Một năm sau, ông quay lại Việt Nam mang theo công văn của Chính phủ Pháp gửi toàn quyền Đông Dương, quyết định trả tự do cho Vương Chính Đức. Quyết định ghi rõ, nếu có người bị chết trong thời gian giam giữ thì chính quyền Pháp phải cấp tiền để gia đình đưa về quê làm ma chu đáo. Nhưng cuối năm 1938, quyết định mới được thực hiện, Vương Chính Đức và nhiều người Mèo được trả tự do.

Nếu có dịp du lịch Hà Giang mùa tam giác mạch, du khách hãy dừng chân đứng trên đỉnh đèo nhìn xuống, Dinh họ Vương nổi bật bề thế giữa một thung lũng đại ngàn. Hãy đồng hành cùng Tiên Phong Travel để khám phá một chân trời mới với nhiều điểm đến hấp dẫn, đầy thú vị các bạn nhé!

Có thể bạn quan tâm >>  Hà Giang có đặc sản gì - Chợ phiên mua đặc sản Hà Giang

Thong ke

Tin liên quan

Liên hệ